Quy định của pháp luật về đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm. Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết các vấn đề liên quan đến luật đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng được cho là một bước tiến mới trong việc sửa đổi, bổ sung của nhà nước đối với đất đai nhằm tạo ra phúc lợi lớn nhất cho người dân.
Vậy nội dung Nghị định 47/2014/NĐ-CP về luật đền bù đất đai là gì và chế tài của nó có tác động như thế nào đến việc giải tỏa và đền bù đất đai cho người dân. Hãy cùng duanhungthinhpropertyx.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP
Nghị định 47/2014/NĐ-CP gồm 3 Chương, 36 điều sửa đổi bổ sung về chuẩn mực về bồi thường, hỗ trợ, tái an cư khi nhà nước thu hồi đất so với quy định trong luật nhà đất 2018.
Nghị định 47/2014/NĐ-CP về luật đền bù đất đai áp dụng cho các đối tượng bao gồm: cơ quan tổ chức quản lý nhà nước về đất đai (quản lý đất, đền bù và giải phóng mặt bằng); người mua và sử dụng đất đai, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt đông trên.
Theo đó, Nghị định nêu rõ về các quy định chi tiết khi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất và giải phóng mặt bằng đồng thời đưa ra quy định cụ thể về đơn vị, tổ chức và hình thức thực hiện nghị định.
Quy đinh chi tiết về luật đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng được quy định một cách chi tiết và cụ thể từ Điều 4 đến Điều 32, Chương 2 Nghị định 47/2014:
Theo đó, Nghị định đưa ra công thức tính chi phí đầu tư và đất và đền bù khi thu hồi đất đai ở Điều 4 Chương II. Người sử dụng đất nói đúng hơn là người bị thu hồi đất sẽ được đền bù một khoản xứng đáng với giá trị đất đai, mặt bằng mà họ bị thu hồi.
Ngoài ra, Nghị định còn nêu rõ về các quy định chi tiết về luật đền bù đất đai cho từng loại đất và từng dạng mục đích khác nhau bao gồm: đất ở, đất nông nghiệp, đất cho mục đích an ninh quốc phòng, đất phi nông nghiệp, đất của khu dân cư,… với mức đền bù được quy định theo công thức hoặc % cụ thể.
Bên cạnh việc đền bù, Nghị định 47 còn quy định rõ về việc hỗ trợ về tái định cư và ổn định cuộc sống cho người dân trong khu vực giải tỏa, đền bù. Theo đó, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường sẽ cùng với các cơ quan, tổ chức quản lý đất đai tiến hành thẩm tra khung chính sách về bồi thường cũng như công tác hỗ trợ, tái định cư trước khi trình lên Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Căn cứ vào quyết định cuối cùng của Thủ Tướng Chính Phủ mà các bộ, ngành, tổ chức có phương án để thực hiện hiệu quả và hợp lý.
Về tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như hỗ trợ, tái định cư được quy định rõ ràng từ Điều 33 đến Điều 36 thuộc Chương 3 của Nghị định 47/2014. Nghị định cũng quy định rõ về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành…trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cụ thể, Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc về các cơ quan, đơn vị tính từ cấp Ủy ban nhân dân Tỉnh trở lên. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính Phủ.. có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra về công tác thực hiện bồi thường.
Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi, bồi thường hỗ trợ… Bộ Tài nguyên & Môi trường bên cạnh công tác hỗ trợ cho Tỉnh thì còn giaỉ quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Nghị đinh 47 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014 và có tính chất thay cho thế cho Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Đánh giá chế tài của Nghị định 47/2014/NĐ-CP với thực tiễn
Nghị định 47/2014/NĐ-CP ra đời nhận được phản hồi tích cực từ phía các nhà làm Luật và người dân. Các quy định về luật đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng khá sâu sát và dễ áp dụng.
Nghị đinh cũng quy định rõ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cũng như đối tượng thực hiện trách nhiệm một cách cụ thể. Tránh trường hợp người thực hiện có thái độ tắc trách hay rút tiền bồi thường của người được hưởng đền bù.
Các điều khoản quy định về việc đền bù cũng như các loại đất, mục đích đền bù, hỗ trợ, tái định cư vô cùng rõ ràng và cụ thể giúp cho công tác thực hiện trở nên dễ dàng hơn.
Các công thức tính mức bồi thường được dựa trên tổng quan chung để tính toán giúp cho khoản đền bù được nâng lên đáng kể và dễ dàng hơn cho người thực hiện.
Có thể nói Nghị định 47/2014/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung luật đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng đã góp phần vào việc giải quyết và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, giải tỏa và đền bù đất đai một cách khoa học và minh bạch hơn. Tuy nhiên, về một mặt nào đó Nghị định 47/2014/NĐ-CP cũng còn những lỗ hổng pháp lý nhất định, tin rằng điều này sẽ được giải quyết và hạn chế trong các Nghị định sau.
Xem thêm: